6 lưu ý khi chọn máy dò khí heli!!!
- T7, 10 / 2021
- 1500 lượt đã xem
Máy dò khí heli hay helium leak detector là dòng thiết bị quen thuộc tại các nhà máy sử dụng thiết bị coating cho mạ PVD, CVD, PECVD, semiconductor, lens hay trong kiểm tra đường ống, bồn khí 2 lớp … Có nhiều dòng máy và nhiều hãng sản xuất thiết bị trên thị trường nên dễ gây khó khăn khi chọn cho người mua. Bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn thấy dễ dàng hơn khi chọn.
Thường khi chọn máy, ta nên quan tâm các điểm sau:
- Đối tượng cần kiểm tra rò rỉ là gì?
- Tốc độ rò rỉ cho phép (leak rate) là bao nhiêu?
- Tốc độ hút của bơm nền và bơm turbo như thế nào?
- Áp suất ngõ vào lớn nhất?
- Có tính năng đặc biệt gì không?
- Chế độ và dịch vụ bảo hành như thế nào?
Ở điểm 1, đối tượng cần kiểm tra ở đây ta cần có nhiều thông tin càng cụ thể càng tốt như:
Kích thước vật cần test
Nếu vật có kích thước lớn thì việc chọn bơm nền (backing pump) hay bơm turbo có tốc độ hút càng lớn sẽ giúp việc kiểm tra diễn ra nhanh hơn –> giảm thời gian chết trong sản xuất
Môi trường làm việc của vật cần test
Nếu vật cần test làm việc trong điều kiện yêu cầu cao về chuẩn phòng sạch như trong sản xuất bán dẫn, sản xuất lens, camera … thì các dòng máy dò heli sử dụng bơm nền là dòng bơm khô (dry pump) sẽ phù hợp hơn.
Đối với các ứng dụng kiểm tra khác thì có thể chọn xài wet pump cũng ok.
Dòng máy dò dùng wet pump sẽ cần ngân sách đầu tư thấp hơn.
Ở điểm 2, do khái niệm độ kín tuyệt đối chỉ là lý tưởng nên leak rate ở đây đóng vai trò như mức (tốc độ) rò rỉ cho phép của thiết bị.
Các máy dò rò rỉ khí heli hiện tại thường có khả năng phát hiện được mức nhạy rò rỉ nhỏ nhất trong khoảng từ 10E-11 … 10-12 mbar.l/s, dư sức thực hiện tốt yêu cầu kiểm tra độ kín trong mọi hệ thống chân không phổ biến.
Ở điểm 3, tốc độ hút thoát khí của bơm nền và tốc độ hút khí heli của bơm turbo cũng là các thông số rất đáng quan tâm đặc biệt đối với các ứng dụng cần kiểm tra hệ chân không lớn hoặc khi cần kiểm tra nhiều máy.
Chọn bơm chất lượng có tốc độ hút lớn hơn sẽ giúp đẩy nhanh quá trình kiểm tra rò rỉ, giảm thời gian chết trong sản xuất và qua đó tiết kiệm chi phí cho nhà máy.
Ở điểm 4, áp suất ngõ vào lớn nhất là thông số liên quan đến thời điểm bắt đầu tiến hành kiểm tra rò rỉ. Các máy dò khí heli cơ bản thường cần áp suất ngõ vào cố định ở mức cụ thể.
Ví du: Nếu áp suất ngõ vào lớn nhất là 15 mbar có nghĩa là mức áp chân không tối thiểu để quá trình kiểm tra bắt đầu là 15 mbar. Mức này càng gần áp suất khí quyển thì càng tốt.
Một số dòng máy dò khí thế hệ mới có áp suất ngõ vào tại áp khí quyển (1000 mbar) giúp quá trình kiểm tra ngay lập tức, giảm tối đa thời gian chết trong sản xuất.
Tham khảo thiết bị tại đây
Ở điểm 5, tính năng đặc biệt thường liên quan đến một số công nghệ độc đáo của hãng như:
Hydro-S: loại bỏ lượng nước trong tín hiệu để đưa máy nhanh chóng đạt được nền thấp. Giúp phát hiện nhanh và chính xác hơn.
I · ZERO 2.0: cho phép giảm nền khí heli mà không ảnh hưởng đến độ chính xác và độ tin cậy của thử nghiệm ….
Ở điểm 6, bảo hành và chế độ hậu mãi sau khi bán cũng rất quan trọng. Người mua có thể ưu tiên hơn với các đơn vị cung cấp có kinh nghiệm và được đào tạo từ chính hãng.
Thời gian bảo hành dài hạn và chế độ hậu mãi tốt cũng là điểm nhấn thể hiện chất lượng của thiết bị, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng về lâu dài.
Ngoài các điểm lưu ý trên, người mua có thể quan tâm thêm đến thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm …
Tất cả các ý trên sẽ ảnh hưởng đến giá thành cũng như chất lượng máy dò khí mà bạn muốn sử dụng.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan để dễ chọn được máy dò khí heli phù hợp.
Nếu có gì chưa rõ, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu hơn.