Đo và phân tích độ rung của máy móc
- T7, 01 / 2021
- 3300 lượt đã xem
Đo và phân tích độ rung của máy móc
Đo và phân tích độ rung có thể dự đoán, xác định và ngặn chặn những hư hỏng cho những động cơ có trục quay. Việc đo và phân tích độ rung trên máy móc sẽ xác định sớm những hư hỏng để lên kế hoạch sửa chữa nhằm kéo dài thời gian hoạt động, nhờ đó cải thiện hiệu suất và giảm thiểu những hỏng hóc về cơ- điện cũng như giá thành sửa chữa.
Các máy có trục quay như động cơ điện, bơm, quạt, hộp số, máy nén khí, tua-bin, băng chuyền, con lăn, động cơ. Chuyển động quay trong các bộ phận của máy sinh ra những rung động tại dải tần số cụ thể. Biên độ rung cho thấy tình trạng và chất lượng của máy. Đối với việc đo và phân tích độ rung động cần được thực hiện bởi các kỹ thuật viên hoặc kỹ sư được đào tạo trong lĩnh vực đo độ rung cho máy có trục quay.
Một số lỗi thường gặp ở động cơ có trục quay được phát hiện nhờ vào việc đo và phân tích độ rung:
- Các thành phần của máy bị mất cân bằng hoặc bị mất liên kết
- Cộng hưởng
- Trục động cơ bị cong vênh
- Các cặp bánh răng, cánh quạt/chong chóng bị lỗi kỹ thuật
- Các kết cấu lắp ráp bị sai lệch
- Lỗi của rotor và stator
- Hỏng hóc, hao mòn bạc đạn ổ trục
- Hao mòn cơ khí
- Tốc độ vượt mức cho phép
Loại cảm biến thường được dùng để đo độ rung là gia tốc kế. Việc lựa chọn đúng gia tốc kế, cáp, đầu nối và phương pháp lắp đặt quyết định sự chính xác của phép đo và xác định lỗi của các động cơ có trục quay. Các vị trí lắp đặt cảm biến rung theo ISO 10816-1:
- Việc đo rung động trên máy cần được thực hiện tại vỏ máy bên ngoài bạc đạn ổ trục hoặc gần điểm đo.
- Đối với việc giám sát liên tục thì hướng đo dọc và ngang luôn luôn hiệu quả.
- Các loại máy đặt cố định với trục nằm ngang có mức độ rung cao nhất theo phương ngang và ngược lại.
- Nên đo theo phương pháp ba trục tọa độ (X,Y,Z).
Độ rung sinh ra từ các động cơ có chuyển động tịnh tiến như động cơ đốt trong hay máy nén khí lớn hơn nhiều so với động cơ có trục quay thông thường. Đại lượng đo trên các khối động cơ thường là RMS cho gia tốc, vận tốc rung và độ dịch chuyển với tần số từ 2 Hz đến 1000 Hz theo phương pháp ba trục tọa độ. Bảng dưới phân loại đánh giá tình trạng động cơ theo các mức độ rung với phương pháp đo ba trục tọa độ theo ISO 10816-6:
A: Máy mới
B: Máy vẫn có thể vận hành
C: Giảm thiểu việc vận hành máy cho đến khi đến kỳ bảo dưỡng tiếp theo
D: Độ rung quá lớn, khả năng động cơ có thể bị hư hại
Tham khảo các thiết bị đo độ rung.