Giới thiệu NI myDAQ – Thiết bị nghiên cứu đa năng cho sinh viên

Hình 1: NI myDAQ
Hình 1: NI myDAQ

NI myDAQ là thiết bị thu thập dữ liệu (DAQ) giá rẻ, với thiết kế nhỏ gọn và linh động, cho phép sinh viên đo và phân tích tín hiệu thực mọi lúc, mọi nơi. Thiết bị này đã và đang được sử dụng tại hơn 1000 trường Đại học, cao đẳng trên khắp thế giới.

NI myDAQ tích hợp nhiều loại thiết bị ảo, chạy trên nền tảng LabVIEW như: máy phát hàm, máy hiện sóng, đồng hồ đo vạn năng (DMM), bộ phân tích biểu đồ Bode, máy phát xung tùy ý ARB … Cùng với phần mềm lập trình đồ họa LabVIEW, sinh viên có thể mở rộng chức năng của thiết bị với hàng ngàn ví dụ mẫu từ thư viện online như điều khiển PID, bộ đếm tần số, bộ hiệu chỉnh âm thanh… Ngoài ra, NI myDAQ còn có 2 ngõ vào tương tự, 2 ngõ ra tương tự, 8 ngõ vào/ra số, khả năng cấp nguồn +5, +15 và -15V DC.

Hình 2: Các kết nối của NI myDAQ
Hình 2: Các kết nối của NI myDAQ

Khả năng ứng dụng của myDAQ rất đa dạng: mạch điện tử tương tự, đo lường – cảm biến, vật lý, xử lý tín hiệu số (DSP), điều khiển, điện tử y sinh …

Hình 3: Phạm vi ứng dụng của myDAQ
Hình 3: Phạm vi ứng dụng của myDAQ

Ngoài ra, myDAQ còn có khả năng mở rộng với nhiều module khác nhau:

  • iWorx Physics: cảm biến vật lý và phụ kiện dùng để đo nhiệt độ, laser và microphone
  • iWorx Chemistry/Ecology: cảm biến hóa học và sinh thái học (đo độ dẫn điện, đo lượng mưa, áp suất khí quyển)
  • iWorx Bioscience / Bioinstrumentation: cảm biến cho Điện tử y sinh
  • Vernier Sensor Adapter: dùng kết nối với các cảm biến của hãng Vernier
  • myQuake: đo gia tốc rung
  • myVTOL: điều khiển bay và PID
  • myTemp: đo lường nhiệt độ nhiều kênh
  • mySTEM: bo đa năng: DC, Encoder, động cơ bước, buzzer
  • myDSP: xử lý tín hiệu số
  • myGLCD: module màn hình LCD, hiển thị đồ họa
  • Texas Instruments myParts Kit: linh kiện cho thí nghiệm mạch tương tự
  • Digilent myProto: bảng mạch khung

Một số hình ảnh về ứng dụng NI myDAQ tại các trường Đại học, Học viện trên thế giới:

Hình 4: Đại học California (Mỹ) xây dụng một lực kế tự động với myDAQ
Hình 4: Đại học California (Mỹ) xây dụng một lực kế tự động với myDAQ
Hình 5: Nghiên cứu mạch điện tử qua phần cứng, phần mềm và chương trình dạy học tích hợp tại Học viện Công nghệ Rise-Hulman (Mỹ)
Hình 5: Nghiên cứu mạch điện tử qua phần cứng, phần mềm và chương trình dạy học tích hợp tại Học viện Công nghệ Rise-Hulman (Mỹ)
Hình 6: Dùng myDAQ để mô phỏng HIL tại trường Đại học Sheffield (Anh)
Hình 6: Dùng myDAQ để mô phỏng HIL tại trường Đại học Sheffield (Anh)
Thông số kỹ thuật cơ bản của NI myDAQ:

  • Ngõ vào tương tự: Tốc độ lấy mẫu 200 kS/s, độ phân giải 16 bit, điện áp ± 10 V, ± 2 V
  • Ngõ ra tương tự: Tốc độ lấy mẫu 200 kS/s, độ phân giải 16 bit
  • Ngõ vào/ra số (DIO): 8 kênh, 1 counter/timer 32 bit
  • Đồng hồ đo vạn năng: Đo điện áp DC/AC (60V … 200mV), Đo dòng điện DC/AC (1A … 20 mA), Đo điện trở (20 MΩ … 200 Ω), Kiểm tra Diode, Đo thông mạch
  • Máy hiện sóng (Oscilloscope): 4 kênh, -10V đến 10V, Tốc độ lấy mẫu 200kS/s
  • Máy phát hàm: 2 kênh ngõ ra, Tần số 0.2 Hz … 20kHz, Biên độ 0…10V, Sóng sine, tam giác, vuông.
  • Máy phân tích Biểu đồ Bode: Khoảng tần số 1Hz đến 20 kHz.
  • Bộ phân tích tín hiệu động: 4 kênh, Phân tích phổ tần số, Điện áp ±10V và ±2V Audio
  • Bộ phát sóng ngẫu nhiên.
  • Bộ đọc tín hiệu số: 8 kênh ngõ vào
  • Bộ ghi tín hiệu số: 8 kênh ngõ ra
  • Khả năng cấp nguồn -15V, +15V và +5V