Giải pháp tiết kiệm chi phí cho các thiết bị đo trong nghiên cứu
- T4, 10 / 2015
- 4199 lượt đã xem
Các thiết bị đo đang được dùng rất nhiều trong các phòng thí nghiệm. Tuy độ chính xác đáng tin cậy, nhưng tính linh hoạt và khả năng cấu hình lại của thiết bị là vấn đề đáng được quan tâm. Bằng kinh nghiệm tư vấn cho các đơn vị nghiên cứu, thí nghiệm và giảng dạy, chúng tôi xin đưa ra giải pháp để tiết kiệm chi phí cũng như tăng hiệu năng sử dụng các thiết bị đo như sau:
Trong thực tế, các thiết bị như máy hiện sóng, máy phát hàm, bộ nguồn, máy đo đa năng, máy phân tích logic,…thực sự rất cần thiết ở các phòng thí nghiệm, nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực tự động hóa, điện, điện tử, viễn thông.
Hiện nay theo phương pháp truyền thống, các thiết bị đang sử dụng trong phòng thí nghiệm rất cồng kềnh, tốn diện tích, và đặc biệt chi phí để mua các thiết bị này sẽ tốn kém nhưng lại nhanh chóng lạc hậu
Xu hướng hiện nay là tích hợp các thiết bị này thành một thiết bị duy nhất, chỉ với một thiết bị dạng All in one này, các vấn đề như tốn không gian và giá thành cao sẽ không còn là vướng ngại với các nhà phát triển.
Nắm bắt được nhu cầu này, hãng National Instruments- nổi tiếng với phần mềm LabVIEW đã cho ra đời thiết bị “Tất cả trong một”- NI VirtualBench.
Được tích hợp hầu hết các thiết bị: Máy hiển sóng, Máy phát hàm, bộ nguồn lập trình được, Máy đo đa năng, Máy phân tích Logic và các ngõ vào ra số, thiết bị NI VirtualBench sẽ là thiết bị lý tưởng cho các phòng thí nghiệm.
Với thiết bị này, chi phí dùng cho thiết bị đo sẽ giảm xuống còn 1/3 so với chi phí để mua từng thiết bị rời.
Thiết bị đo đa năng NI VirtualBench có kích thước nhỏ gọn và có thể kết nối và điều khiển với máy tính PC hoặc Ipad để hiển thị và điều khiển, vì vậy rất thuận tiện cho việc mang thiết bị ra đo đạc tại hiện trường. Nếu sử dụng thiết bi truyền thống, việc một kỹ sư hay một nhà nghiên cứu muốn đo đạc ngoài hiện trường là điều không thể.
Việc kết nối dễ dàng hơn bao giờ hết, với tính năng phát Wifi, NI VirtualBench trở thành một điểm truy cập Wifi, người sử dụng chỉ cần lấy Ipad ra, kết nối với thiết bị và đo. Rất thuận tiện.
Cùng với khả năng có thể lập trình lại bằng LabVIEW, người sử dụng có thể thiết kế lại chức năng phần mềm theo mục đích riêng của mình mà không cần phải sử dụng giao diện phần mềm đi kèm.
Với những tính năng ưu việt này, thiết bị đang được tin dùng tại:
- Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng
- Trường Đại Học Hồng Bàng
- Trường Đại Học Quốc tế RMIT
- Viện Vật lý Y Sinh học
- …….
Thông số kỹ thuật của thiết bị:
Máy hiện sóng:
- Băng thông 100 MHz
- 2 kênh tương tự, 4 kênh số
- Tốc độ lấy mẫu: 1 GS/s (1 kênh), 500 MS/s (2 kênh)
- Phép toán dạng sóng: nhân, chia, cộng, trừ, FFT
Máy phát hàm
- Tần số tối đa: 20 MHz (sóng sin), 5 MHz (sóng vuông)
- 1 kênh
- Dạng sóng: sin, vuông, tam giác, DC
Đồng hồ đo vạn năng
- Độ phân giải: 5 ½ chữ số
- Khả năng đo: VDC, VAC, IAC, điện trở, diode
- Điện áp tối đa: 300V
- Dòng điện tối đa: 10 A
- Độ chính xác: tối đa 0.015% VDC
Nguồn DC khả trình
- Kênh 1: 0 ~ +6 V/ 0 ~ 1 A
- Kênh 2: 0 ~ +25 V/ 0 ~ 0.5 A
- Kênh 3: 0 ~ +25 V/ 0 ~ 0.5 A
Ngõ vào/ra số
- 8 kênh
- Mức logic: 5V ngõ vào LVTTL, 3.3V ngõ ra LVTTL
Xem thêm bài viết trên tay thiết bị NI VirtualBench tại đây